Người nợ xấu có mang tài sản đi cầm cố được hay không là vấn đề mà nhiều người đang tìm kiếm câu trả lời. Vậy thì trong trường hợp nào được phép cầm cố tài sản mà không bị ngăn cấm.
Để hiểu hơn về nợ xấu và cầm cố tài sản thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nội dung dưới đây nhé.
>> Có thể bạn quan tâm: Cầm xe ô tô uy tín lãi suất thấp
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu hay còn gọi là nợ khó đòi, đây là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ các khoản nợ khó đòi về khi cho vay. Người vay khi dính vào nợ xấu sẽ chịu rất nhiều hậu quả khác nhau.
Người dính phải nợ xấu có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp khi cần tiền khi vay để xoay sở kinh doanh nhưng lại không thanh toán gốc và lãi đầy đủ và đúng hạn
Nợ xấu cũng phân ra nhiều trường hợp khác nhau, sẽ ảnh hưởng tới điểm tín dụng khi vay ở tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng.
Các khoản nợ được chia như sau:
- Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
- Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý
- Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
- Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ
- Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn cao
Nguyên nhân phát sinh nợ xấu thường do nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra.
Có thể người đi vay quên không thanh toán nợ kịp thời cho bên cho vay, khiến cho tất toán nợ gốc và lãi bị kéo chậm lại
Hoặc người vay không quản lý tốt số tiền và sử dụng nguồn vay không hợp lý, dẫn đến khi thanh toán lại không đủ khả năng
Nguyên nhân chủ quan có thể do người nở xem nhẹ việc thanh toán các khoản phí phạt do thanh toán trễ.
Hoặc thanh toán không đúng theo quy định của bên cho vay đưa ra, và còn nhiều nguyên nhân khác nữa.
Tóm lại việc nợ xấu sẽ khiến cho cá nhân nợ bị ảnh hưởng và khó khăn khi vay nợ tại các ngân hàng hoặc đơn vị tín dụng khác.
Những tác hại khi bị dính nợ xấu
Nợ xấu không chịu ảnh hưởng đến bản thân người mắc nợ xấu mà còn ảnh hưởng đến cả người thân của người có nợ xấu
Người bị dính nợ xấu sẽ không thể tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng. Theo quy định thì người từ nhóm nợ 3 đến nhóm 5 sẽ bị từ chối cho vay vốn
Người bị nợ xấu không thể sử dụng thẻ tín dụng, không được cấp mức tín dụng để chi tiêu, thanh toán qua thẻ tín dụng nữa.
Hơn nữa còn có thể gặp phải nguy cơ bị mất tài sản khi đi vay thế chấp do không đảm bảo thanh toán
Lịch sử tín dụng sẽ ghi lại những khi có nợ xấu, bị trừ điểm tín dụng và còn ảnh hưởng đến uy tín khi đi vay.
Người nợ xấu có mang tài sản đi cầm cố được hay không?
Đối với vấn đề người nợ xấu có mang tài sản đi cầm cố được hay không, thì cũng là vấn đề nhiều người đắn đo.
Có thể do đối mặt với nợ xấu, không có đơn vị tổ chức nào chấp nhận cho vay nữa. Tài chính lâm vào tình trạng khó xoay sở, và buộc người đó phải mang đồ đi cầm cố để đổi lấy khoản vay khác.
Theo như các thủ tục khi cầm đồ thì người cầm cố tài sản chỉ cần cung cấp thông tin cá nhân và hồ sơ của tài sản cầm cố một cách hợp pháp. Không hề đề cập đến tình trạng kinh tế tài chính của người đi cầm đồ
Tuy nhiên người nợ xấu có mang tài sản đi cầm cố được hay không thì còn tùy vào tình trạng nợ xấu của người đó tại thời điểm đi cầm đồ
Nếu như tình trạng nợ xấu ở mức có thể giải quyết và thanh toán nợ xấu được trước khi cầm đồ, thì mọi người không cần phải lo lắng nhiều liệu có thể thanh toán
Vì thế trước khi có quyết định đi cầm cố tài sản vay tiền thì nên đánh giá lại năng lực tài chính của mình và đưa ra kế hoạch cụ thể khi cầm đồ.
Lên kế hoạch khi cần cầm cố tài sản, thanh toán tiền như thế nào để tránh gặp biến cố bất ngờ xảy ra khiến bạn rơi vào tình trạng không thể thanh toán và bị thanh lý tài sản.
Ý thức tốt về thời gian cần thanh toán và số tiền cần phải hoàn trả cho khoản vay. Nếu như chẳng may không thể thanh toán thì nên thương lượng và liên lạc với bên cầm đồ để có thể gia hạn và tìm hướng giải quyết.
Làm gì khi dính nợ xấu và đi cầm cố tài sản?
Nếu như bạn đang có nợ xấu và không biết làm sao, không biết người nợ xấu có mang tài sản đi cầm cố được hay không? Thì đây là một vài chia sẻ dành cho bạn.
Trước tiên thì bạn cần phải tra xét khoản nợ của mình ở mức nào để có kế hoạch phù hợp.
Kiểm tra nợ xấu
Để kiểm tra nợ xấu cá nhân thì bạn làm theo các bước hướng dẫn như sau
Kiểm tra thông tin tình trạng nợ xấu trên CIC. Đây là đơn vị quản lý và kiểm soát thông tin tín dụng, đảm bảo an toàn và bảo mật.
Bạn có thể tự mình kiểm tra, tra cứu với các thông tin CMND và đến Trung tâm thông tin Tín dụng quốc gia.
Khi đã tra thông tin nợ xấu của bản thân thì đây chính là bước quan trọng để chuẩn bị cho những bước tiếp theo.
Thanh toán khoản nợ
Khi đã có thể tra ra bản thân đang nằm ở nhóm nợ thứ mấy thì lên kế hoạch trả nợ.
Đến những nơi như ngân hàng, tổ chức tín dụng đang có nợ thanh toán hết những khoản nợ đã quá kỳ.
Như vậy thì bước đầu bạn có thể kiểm soát tài chính của mình, hạn chế rơi vào rủi ro nguy hiểm.
Giữ lại các chứng từ để chứng minh về thanh toán nợ xấu, có ghi rõ thời gian là bao nhiêu.
Sau đó tiếp tục kiểm tra lại thông tin trên hệ thống CIC để có thể xác nhận liệu mình đã thoát khỏi nợ xấu hay chưa.
Thông thường thông tin nợ xấu của bạn sẽ được lưu trữ với thời gian phụ thuộc theo khoản nợ. Nếu như khoản vay trên 10 triệu đồng thì có thể sẽ lưu trữ khoản nợ trong vòng 5 năm.
Đến khi đã thanh toán xong thì bạn sẽ không còn lo lắng liệu người nợ xấu có mang tài sản đi cầm cố được hay không nữa.
Đánh giá tài chính cá nhân
Nên tìm hiểu về tài sản mình cần cầm cố, định giá trước để có thể hiểu được khả năng khi cầm đồ được bao nhiêu.
Đồng thời tìm hiểu lãi suất, tính toán và đánh giá với tình hình tài chính của mình, liệu có thể thanh toán đúng hạn và đầy đủ gốc cả lãi hay không.
Nếu như có thể vừa thanh toán được nợ xấu vừa thanh toán được khoản vay cầm đồ, kiểm soát chi tiêu tốt; vậy thì không cần phải lo ngại vấn đề người nợ xấu có mang tài sản đi cầm cố được hay không nữa rồi.
Đừng nên cầm cố vay tiền khi lịch sử tín dụng không tốt
Đây cũng là điều lưu ý vừa đảm bảo an toàn cho cá nhân và thành viên trong gia đình.
Nếu như không thanh toán và xử lý tốt nợ xấu, lại còn cầm đồ vay tiền; ngược lại sẽ khiến bạn có thêm nhiều món nợ không dứt, lãi mẹ đẻ lãi con và không biết bao giờ hoàn trả cho xong.
Nếu đã biết nợ xấu và hậu quả của nó, nên chủ động tránh và loại bỏ nguy cơ có hại cho mình. Đồng thời phải chủ động có kế hoạch hơn khi đi cầm đồ nếu như có nợ xấu.
Khi tín dụng không tốt, nhiều khoản nợ cần thanh toán mà còn phải thanh toán cho khoản vay cầm đồ; khó có thể tìm đến những nguồn hỗ trợ tài chính khác, gánh nặng tài chính khi này lại càng nặng nề hơn.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề người nợ xấu có mang tài sản đi cầm cố được hay không cũng như là một vài thông tin liên quan. Hi vọng bạn có thể nắm được những kinh nghiệm đáng giá để bảo vệ bản thân.