Phương pháp quản lý tài chính Kakeibo là một kỹ thuật thiết lập ngân sách, chi tiêu và tiết kiệm chó chủ ý được phát triển bởi người Nhật từ nhiều thập niên về trước. Có nhiều cá nhân thực hiện Kakeibo thành công cà có thể tiết kiệm lên đến 35% chi phí hàng tháng, sau một thời gian dài đã thu lại được khoản tiền tiết kiệm đáng ngạc nhiên.
Kakeibo đơn giản, dễ điều chỉnh, dễ bắt đầu, bất cứ ai cũng làm được, trong bài viết này Cầm Đồ Tân Phú sẽ giúp bạn tổng hợp thêm nhiều thông tin xoay quanh chủ đề này nhé!
Phương pháp quản lý tài chính Kakeibo là gì?
Kakeibo là một phương pháp truyền thống của người Nhật Bản để quản lý tài chính cá nhân. “Kakeibo” dịch sang tiếng Nhật có nghĩa là “sổ cái gia đình” hoặc “sổ cái cá nhân.” Phương pháp này đã được giới thiệu vào đầu thế kỷ 20 bởi Motoko Hani, một nhà báo nữ tại Nhật Bản và trở thành một cách phổ biến để theo dõi và quản lý chi tiêu hàng ngày.
Kakeibo không chỉ giúp người sử dụng theo dõi và kiểm soát chi tiêu hàng ngày mà còn tạo ra sự tự giác và ý thức về tài chính, bằng cách tập trung vào việc xây dựng kế hoạch và thói quen tiết kiệm để hỗ trợ mục tiêu tài chính dài hạn.
Kakeibo được phát minh như thế nào?
Phương pháp quản lý tài chính Kakeibo được phát minh bởi Motoko Hani, bà là một nhà báo người Nhật và người theo đuổi phong cách sống tiết kiệm và tự chủ tài chính. Năm 1904, bà đã xuất bản cuốn sách “Kakeibo,” với chủ đề chính về cách quản lý tài chính cá nhân một cách tự nhiên và hiệu quả.
Sách tập trung khai thác về cách phân loại các khoản chi tiêu, giúp bạn đặt ra mục tiêu tiết kiệm, đánh giá tình hình tài chính thường xuyên, và phản ánh được một phần quan điểm của người Nhật về tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền, thúc đẩy sự tự chủ và kiểm soát tài chính cá nhân
Xem thêm: Tìm Hiểu Về Kiến Thức Tài Chính Cá Nhân
4 Bước ứng dụng phương pháp quản lý tài chính Kakeibo
Chỉ với một cuốn sổ, một cây bút chì, là bạn đã có thể ngay lặp tức lên khế hoạch của mình theo phương pháp quản lý tài chính Kakeibo, cách thực thực hiện vô cùng đơn giản, bạn có thể tham khảo nhanh bảng dưới đây:
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN | Ý NGHĨA |
Bước 1: Ghi chép lại chi tiêu hàng ngày | Giúp bạn có cái nhìn trực quan về cách chi tiêu thường ngày |
Bước 2: Phân loại các nguồn chi tiêu | Phân loại để biết cách ưu tiên các nguồn chi |
Bước 3: Đặt mục tiêu tiết kiệm | Đặt mục tiêu rõ ràng để có động lực |
Bước 4: Theo dõi và đánh giá | Để kịp thời điều chỉnh kế hoạch |
Bảng 4 bước thực hiện để quản lý tài chính bằng phương pháp Kakeibo
Ghi chú lại các loại chi tiêu hàng ngày
Việc ghi lại chi tiêu giúp bạn có bức ảnh tổng quan hơn về bức tranh tài chính hàng tháng, để từ đó lập kế hoạch quản lý tốt hơn nguồn chi. Ghi chú càng chi tiết, càng giúp bạn dễ quản lý, một số hạng mục ghi chú phổ biến như: Ngày và thời gian chi tiêu – Danh mục chi tiêu – Phương tiện thanh toán cho khoản chi – Mô tả chi tiêu.
Phân loại nguồn chi tiêu
Quá trình phân loại chi tiêu giúp bạn biết được tiền đang được chi tiêu nhiều nhất vào mục nào để xem xét và điều chỉnh thói quen tiêu dùng phù hợp, nhờ thế bạn có thể đưa ra những quyết định tài chính thông minh hơn. Một số nguồn chi phổ biến cần check not lại như: Ăn uống; Đi lại; Giáo dục; Giải trí; Nhà ở; Y tế; Quần áo giày dép; Tiết kiệm đầu tư;…
Đặt mục tiêu tiết kiệm
Thiết lập thói quen đạt mục tiêu tiết kiệm giúp bạn sử dụng phương pháp có tổ chức, và xây dựng ý thức và trách nhiệm về việc quản lý tài chính cá nhân. Để biết cách đặt mục tiêu tiết kiệm hiệu quả, bạn nên đánh giá lại mục tiêu tháng trước.
Xem xét liệu mình đã đạt được mục tiêu hay chưa, nếu chưa thì cần điều chỉnh mục tiêu cho tháng tiếp theo như thế nào, nếu có thì dựa trên những kinh nghiệm đã có, xem bạn có thể làm tốt hơn không. Hơn thế mục tiêu nên thực tế, phù hợp với mức thu nhập và nguồn chi hiện tại thì khả năng hoàn thành kế hoạch mới cao được.
Theo dõi và đánh giá
Vào cuối mỗi tháng, hãy dành thời gian để tập trung đánh giá hiệu quả họa động của kế hoạch trong tháng cũ. Bạn cần so sánh được mức chênh lệch giữa các cón số trong kế hoạch với kết quả thực tế nhận được, để có thể kịp thời phát hiện các khoản chi bất thường từ đó đưa ra mức điều chỉnh phù hợp như đặt lại mục tiêu, phân bổ nguồn chi, tìm cách tăng thu nhập.
Xem thêm: Quản Lý Dòng Tiền Hiệu Quả Bằng Quy Tắc 6 Chiếc Lọ
Phương pháp quản lý tài chính Kakeibo khác với các quy tắc khác như thế nào?
Có khá nhiều phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiện được ứng dụng, điển hình như: Nguyên tắc 50/30/20, Retire Early (FIRE), Debt Snowball, Pay Yourself First, Zero-Based Budgeting, mỗi quy tắc đều có những điểm độc đáo khác nhau, nhưng khi đặt lên bàn cây so sánh, Kakeibo vẫn có một số điểm khác biệt như:
Phương thức tiếp cận
Khá truyền thống, Kakeibo sử dụng sổ để ghi chép chi tiêu và thu nhập hàng ngày, giúp người sử dụng theo dõi mọi giao dịch và tạo ra sự tự giác về tài chính. Một số quy tắc khác có thể tập trung vào việc sử dụng ứng dụng di động, bảng tính, hoặc các công cụ trực tuyến.
Phương thức hoạt động
Kakeibo tập trung vào việc phân loại chi tiêu và xây dựng thói quen tiết kiệm. Việc phân loại giúp người sử dụng hiểu rõ hơn về cách họ sử dụng tiền, và mục tiêu tiết kiệm tạo động lực để duy trì kế hoạch. Một số quy tắc khác, như 50/30/20 Rule hay Zero-Based Budgeting, có các nguyên tắc phân chia thu nhập và chi tiêu khác nhau.
Một điểm độc đáo khác là, phương pháp quản lý tài chính Kakeibo xây dựng sự chủ động trong việc quản lý tài chính, giúp người sử dụng xem xét cách họ sử dụng tiền mỗi ngày và tìm kiếm sự cân bằng. Một số quy tắc khác có thể tập trung hơn vào việc tối ưu hóa đầu ra tài chính, đầu tư, hoặc giảm nợ.
Đơn giản, ai cũng có thể ứng dụng được
Kakeibo sử dụng một ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu, phù hợp với mọi đối tượng. Lý thuyết được trình bày không yêu cầu quá nhiều kiến thức chuyên sâu về tài chính. Một số quy tắc khác, như FIRE (Financial Independence, Retire Early) lại có nhiều thuật ngữ chuyên sâu hơn.
Thông tin cần nắm
Phương pháp quản lý tài chính Kakeibo là cách quản lý tài chính cá nhân đơn giản, dễ thực hiện. Theo đó bạn chỉ cần follow tuần tự 4 bước, là có thể bắt đầu với quy tắc này rồi:
- Bước 1: Ghi chép lại chi tiêu hàng ngày
- Bước 2: Phân loại các nguồn chi tiêu
- Bước 3: Đặt mục tiêu tiết kiệm
- Bước 4: Theo dõi và đánh giá
Khi so sánh với một số hình thức quản lý tài chính cá nhân khác, chúng ta sẽ thấy Kakeibo có nhiều điểm nổi trội hơn về phương thức tiếp cận, hoạt động. Hy vọng với lượng nội dung được chia sẻ bên trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về nguyên tắc này và tự tin áp dụng cho trường hợp của mình nhé!