Trang bị các kiến thức tài chính doanh nghiệp căn bản không những giúp bạn biết cách quản lý dòng tiền của mình hiệu quả mà còn là cách để bạn nâng cao kỹ năng kiến kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, hỗ trợ cho công việc của mình. Trong bài viết này, camdotanphu.com giúp bạn liệt kê một số nền tảng căn bẳn về tài chính doanh nghiệp từ khái niệm, phân loại, tầm quan trọng và các nguồn học uy tín!
Tài chính doanh nghiệp là gì?
Tài chính doanh nghiệp là lĩnh vực nghiên cứu và quản lý các nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp để đảm bảo sự hiệu quả và ổn định trong hoạt động kinh doanh. Bao gồm các hoạt động về quản lý tài chính; Quản lý rủi ro tài chính; Báo cáo tài chính;… Chi tiết các hoạt động cần thực hiện bạn có thể tham khảo trong bảng sau:
HẠNG MỤC |
CHI TIẾT DIỄN GIẢI |
Quản lý tài chính | Quản lý tài sản và nợ của doanh nghiệp thông qua thiết lập cấu trúc tài chính hiệu quả, duy trì sự cân bằng giữa tài sản và nợ để tối ưu hóa giá trị cổ đông. |
Quản lý rủi ro tài chính | Đề xuất chiến lược để quản lý rủi ro tài chính liên quan đến thị trường, tài chính, và hoạt động kinh doanh. Phân tích và đánh giá các yếu tố rủi ro để thực hiện các biện pháp đối phó và bảo vệ. |
Báo cáo tài chính | Bao gồm việc chuẩn bị và công bố các báo cáo tài chính như Bảng cân đối kế toán Bảng kết quả kinh doanh, và Bảng lưu chuyển tiền |
Bảng sơ lược về các hạng mục công việc cần thực hiện trong hoạt động tài chính doanh nghiệp
Tầm quan trọng của tài chính doanh nghiệp?
Quản lý tài chính hiệu quả giúp doanh nghiệp dễ dàng đối mặt với những thách thức tài chính, đồng thời tận dụng các cơ hội thị trường để phát triển và mở rộng. Các quyết định tài chính có ảnh hưởng lớn đến sự thành công và bền vững của một doanh nghiệp, và vì vậy, quản lý tài chính là một phần quan trọng của quản lý doanh nghiệp tổng thể.
Tài chính định hình chiến lược doanh nghiệp
Bằng cách xác định nguồn lực và cơ hội tài chính có sẵn để đưa ra các quyết định chiến lược về mức độ rủi ro, đầu tư và mở rộng kinh doanh. Bên cạnh đó, tài chính còn là công cụ quan trọng để đánh giá hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ số như lợi nhuận gộp: ROA, ROE, và các tỷ lệ khác.
Tối ưu hóa nguồn lực hiện có của doanh nghiệp
Bằng cách tối ưu các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp về vốn, chủ sỡ hữu và nợ, các kiến thức về tài chính doanh nghiệp giúp công ty giảm thiểu chi phí vay mượn và tăng cường khả năng sinh lời.
Đưa ra các quyết định tài chính thông qua quản lý rủi ro hiệu quả
Tài chính chịu trách nhiệm trong việc đánh giá và quản lý rủi ro tài chính. Bên cạnh đó, các quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính và chiến lược tài chính đều được đưa ra dựa trên các thông tin và phân tích tài chính được thực hiện trước đó.
Bằng cách quản lý rủi ro tốt và đưa ra các quyết định tài chính thông minh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời, và mức độ tăng trưởng phát triển của doanh nghiệp.
Xem thêm: Đầu tư tài chính cá nhân thông minh qua 6 kênh đầu tư phổ biến
Phân loại các nguồn tài chính doanh nghiệp?
Có nhiều hình thức phân loại nguồn tài chính doanh nghiệp, nhưng ở nội dung bài viết này, mình sẽ liệt kê theo tiêu chí Nguồn tài chính bên trong (Internal Sources) và Nguồn tài chính bên ngoài (External Sources):
INTERNAL SOURCES |
EXTERNAL SOURCES |
||
Hạng Mục | Chi Tiết | Hạng Mục | Chi Tiết |
Lợi nhuận | Nguồn tài chính chủ yếu doanh nghiệp có được từ hoạt động kinh doanh hàng ngày.
Lợi nhuận sau thuế có thể được sử dụng để tái đầu tư trong doanh nghiệp. |
Vay mượn | Mượn tiền từ các nguồn như ngân hàng, tổ chức tài chính, hoặc cơ quan tài chính khác |
Tiền mặt từ hoạt động kinh doanh | Xuất phát từ việc thu chi trong quá trình hoạt động kinh doanh hàng ngày.
Bao gồm tiền mặt từ bán hàng, thanh toán của khách hàng, và chi phí khác. |
Phát hành cổ phiếu | Gồm việc phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn từ cổ đông mới hoặc hiện tại.
Mua cổ phiếu của doanh nghiệp là một cách để đầu tư vào doanh nghiệp. |
Tăng vốn chủ sở hữu |
Kêu gọi đầu tư thêm vốn vào doanh nghiệp, nhằm mở rộng kinh doanh đầu tư | Venture Capital | Đối với các doanh nghiệp mới, thợ săn đối tác có thể cung cấp vốn đầu tư trong trao đổi cho cổ phần trong doanh nghiệp. |
Bảng phân loại các nguồn tài chính doanh nghiệp phổ biến
Xem thêm: Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân thông minh hiệu quả như người Nhật
Học kiến thức tài chính doanh nghiệp ở đâu?
Cá nhân muốn trang bị kiến thức tài chính doanh nghiệp có thể tự học qua nhiều nguồn tài nguyên và phương tiện khác nhau, như
- Đăng ký các khóa học trực tuyến ngắn hạn: Tại các đơn vị như Coursera, edX, Udemy, LinkedIn
- Tham gia các khóa đào tạo chuyên nghiệp: Tại các trường Đại Học có các chương trình MBA, chuyên ngành tài chính
- Tham khảo các tài liệu liên quan: Đọc sách từ các tác giả nổi tiếng như Warren Buffett, Peter Lynch, và Benjamin Graham hoặc các bài nghiên cứu, phân tích về chủ đề liên quan
- Thực tập và làm việc thực tế trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp: Trải nghiệm thực tế giúp bạn hình thành kỹ năng và hiểu biết sâu rộng hơn.
- Theo dõi tin tức kinh tế tài chính: Đọc các bản tin kinh tế, tài chính, và theo dõi diễn biến thị trường có thể giúp bạn áp dụng kiến thức vào bối cảnh thực tế.
Bạn có biết? Cầm cố, thế chấp cũng là một loại hình tài chính doanh nghiệp?
Cầm cố các loại hình tài sản doanh nghiệp như cầm xe hơi xe ô tô, bất động sản,..cũng là một loại hình tài chính thường được sử dụng để huy động nguồn vốn trong các tình huống khẩn cấp, nhằm mở rộng hoạt động đầu tư hoặc giải quyết các vấn đề tài chính;
Doanh nghiệp có thể linh hoạt trong việc lựa chọn các địa điểm vay vốn, thế chấp tại ngân hàng hoặc các đơn vị tài chính nhỏ lẻ. Doanh nghiệp lớn thường cần huy động nguồn vốn lớn nên sẽ chuộng hợp tác với ngân hàng. Ngược lại doanh nghiệp nhỏ thường sẽ đến các địa chỉ cầm đồ uy tín chuyên nghiệp như Cầm Đồ Tân Phú để cầm tài sản và vay vốn.
Hy vọng nội dung bài viết Nền Tảng Kiến Thức Tài Chính Doanh Nghiệp Căn Bản đã mang đến bạn những thông tin thật hữu ích!